khuyến mãi vé tết vietnam airlines cực rẻ chỉ từ 299.000
Ngay từ hôm nay, bạn đã có thể lên kế hoạch đặt vé máy bay tết của Vietnam Airlinesđể sẵn sàng cho mùa tết vui sum họp cùng gia đình.
Theo thông tin mới nhất từ hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, vé Tết Đinh Dậu 2017 sẽ được hãng chính thức mở bán tới mọi hành khách bắt đầu từ hôm nay, 21/10/2016. Tổng số vé được bán ra dự kiến là 1,500,000 vé, áp dụng cho tất cả các đường bay nội địa, sẽ góp phần mang không khí tết về với mọi miền đất nước, xóa tan mọi khoảng cách địa lý xa xôi, giúp khách hàng thoải mái “đặt vé về nhà”, vui xuân ấm áp bên những người thân yêu.
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ Vietnam Airlines: Hà Nội (04)37474848 – (04)38310888 hoặc Sài Gòn (08)39205999, hoặc đến trực tiếp văn phòng để được tư vấn, hỗ trợ đặt vé nhanh nhất, với mức giá ưu đãi tiết kiệm.
10 món ăn vặt dưới 10 nghìn đồng ở Sài Gòn
Kể cả khách tây hay người miền khác đến cũng đều không thể bỏ qua nếu không muốn nói là họ bị thôi miên trước những món ăn vặt tuyệt vời mà giá chưa tới 10.000 đồng.
Chuối nướng bọc nếp
Không khó để kiếm được món ăn đường phố quen thuộc này ở Sài Gòn. Chuối nướng bọc nếp, cuốn bên ngoài lớp lá chuối và bắc lên vỉ than nướng. Sau khi chuối chín, gắp ra đĩa và cắt thành từng khoanh, rưới nước cốt dừa và đậu phộng lên trên. Sự kết hợp giữa vị ngọt của chuối, vị bùi bùi thơm thơm của nước dừa và cơm nếp tạo nên sức hấp dẫn đặt biệt cho món này.
Chuối nướng bọc nếp được bán phổ biến trên các vỉa hè, hẻm phố, người bán thường bóc sẵn vỏ chuối, cuộn nếp tròn theo trái chuối rồi bỏ trên lò than hồng nướng chín. Món này có giá bán dao động từ 4.000 – 6.000 đồng/trái chuối tùy khu vực. Bán đông và nhiều nhất là trước các cổng trường học.
Chè Sài Gòn
Nhắc đến các món ăn vặt ở Sài Gòn, người ta không thể không nhắc đến chè. Không giống chè Bắc ở sự giản đơn, mộc mạc và cũng không thực sự kiểu cách như chè Huế, chè Sài Gòn quyến rũ bằng vị thơm ngon và quyến rũ tự nhiên. Cụ thể, chè Sài Gòn vừa bao gồm những nguyên liệu truyền thống như đậu, đường, nước cốt dừa béo ngậy và vị đậu phộng giòn tan thêm mứt trái cây, cốm chỉ, bột báng… thơm ngon, bắt mắt.ve may bay di sai gon Chè được người bán dạo treo lủng lẳng trên xe và đi rong khắp đường phố Sài Gòn, ai mang đi người bán gói về, ai thích tại chỗ thì ăn chè đựng trong ly nhựa có sẵn hay chè chén.
Mỗi ly chè như vậy có giá bán từ 6.000 – 8.000 đồng/ly được bán ngoài vỉa hè hoặc trong tiệm nhỏ ở khắp Sài Gòn, phổ biến nhất là khu vực Quận 1 và Quận Tân Bình.
Bánh tráng trộn/nướng
Bánh tráng trộn là món ăn vặt có nguyên liệu khá đơn giản nhưng lại rất ngon và hấp dẫn. Cụ thể, chỉ với một ít bánh tráng cắt sợi đem trộn cùng tôm khô chiên mỡ, phổi bò cháy, rau răm, đu đủ chua sợi, sốt tương, đậu phộng… mắm me sốt chua ngọt cùng vài cọng rau răm rất dễ gây nghiện. Giá của món bánh tráng trộn là 5.000 – 8.000 đồng/bịch, bánh ngon nhất “trú ngụ” tại khu vực Hồ Con Rùa (Quận 1).
Bánh tráng nướng thì cầu kỳ hơn một chút. Chiếc bánh tráng tròn mỏng màu trắng được nướng trên lò than hồng đỏ lửa, rồi người bán phết thêm mỡ hành, trứng gà hoặc trứng cút, xúc xích, tôm khô hay bó xé sợi… nướng chín cho đến khi có màu vàng ruộm cùng mùi thơm của trứng lan tỏa.
Hấp dẫn như vậy nhưng bánh tráng nướng chỉ có giá 6.000 – 8.000 đồng/cái tùy loại và tùy vị, trong đó hẻm Cao Thắng (Quận 3) là khu vực bán bánh tráng ngon nhất.
Bánh mì kem
Với người miền Bắc, bánh mì kem Sài Gòn nghe khá lạ tai nhưng đây là món ăn độc đáo bởi sự kết hợp giữa bánh mì và kem tươi hấp dẫn.
Cụ thể, bánh mì được rạch giữa rồi cho vào 2 – 3 muỗng to kem có vị dừa, vani, khoai môn hoặc tổng hợp tùy theo yêu cầu. Cuối cùng người bán hàng rắc thêm chút đậu phộng và bỏ vào bao nylon giao cho khách. Mỗi chiếc bánh mì như vậy có giá từ 6.000 – 8.000 đồng.
Tuy nhiên “quán” bánh mì kem chỉ bán di động, vì vậy muốn thưởng thức bánh mì kem, người ăn phải chịu khó ngồi chờ người bán hàng đem tới.
Bánh tai yến
Bánh tai yến là món ăn vặt quen thuộc của nhiều tín đồ ẩm thực Sài Gòn. Bánh có nguồn gốc từ miền Tây và theo chân những người dân quê lên Sài Gòn lập nghiệp rồi trở thành món quà vặt được nhiều người yêu thích.
Cũng giống bánh quai vạc, bánh tai yến có tên gọi khá độc đáo vì gắn với một loài chim đáng yêu. Lý giải bánh có tên tai yến, một người bán hàng rong cho biết, hình dáng của chiếc bánh khá giống với tổ yến nên đặt như vậy.
Tên gọi cầu kỳ nhưng bánh có cách làm khá đơn giản, cụ thể chỉ cần đường, bột gạo, bột năng và một chút nước cốt dừa đã có thể làm ra chiếc bánh tai yến thơm ngon, đẹp mắt.
Tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được, vì chiếc bánh tai yến ngon đúng chuẩn phải có màu vàng cánh gián, viền bánh giòn và chính giữa bánh mềm, dai để khi bẻ ra, bánh giữ được đổ dẻo, mềm, không bị ỉu kể cả để lâu ngoài trời.dai ly vietjet air Được biết, người miền Tây thường ăn bánh tai yến kèm 1 ly trà. Nhưng ở Sài Gòn, người ta thường ăn bánh “chay”, tức là không kèm trà. Giá của một chiếc bánh tai yến khoảng 5.000 – 6.000 đồng/cái, được bày bán nhiều ở khu Cao Thắng, Trương Định (Quận 3) và một số tuyến đường trên quận 6.
Xiên que
Đi trên đường phố Sài Gòn, không khó để bắt gặp những hàng xiên que nướng có giá từ 3.000 – 5.000 đồng/que. Có nhều loại xiên que như cá viên, bò viên, tôm viên, hoành thánh, đậu hũ và cả chả giò chiên hấp dẫn.
Cách làm xiên que nướng khá đơn giản, thường người bán sẽ lấy sẵn các loại viên về và khi có người mua mới chiên ngập trong dầu nóng vàng ruộm, thêm tương đen, đỏ chấm cùng hoặc rải lên bên trên.
Các loại xiên que thường được bán di động trên xe đạp hoặc xe máy, cũng có khi xiên que được bán trong các tiệm ăn vặt nhưng giá sẽ cao hơn từ 1.000 – 2.000 đồng/xiên.
Trứng vịt lộn
Người Sài Gòn ưa ăn trứng vịt lộn chấm muối tiêu khi chiều xế. Đây được coi là món ăn giàu dinh dưỡng, hấp dẫn lại dễ ăn và giá bán cực kỳ “hạt dẻ” và được bày bán khá nhiều.
Trứng vịt lộn có thể luộc hay xào me, ăn kèm với rau răm, muối tiêu hay chút nước sốt sền sệt chua ngọt. Giá mỗi quả trứng vịt lộn dao động từ 6.000 – 8.000 đồng/quả, bán nhiều ở khu Quận 5 và Quận 3.
Bắp xào
Người Hà Nội thích ăn bắp luộc, còn người Sài Gòn ưa thưởng thức bắp xào mỡ hành.
Bắp xào mỡ hành được du nhập từ Thái và người bán hàng ở Sài Gòn đã biến tấu với các nguyên liệu rất Việt Nam như tôm chấy khô, hành hoa…rất hấp dẫn.
Cụ thể, bắp được luộc chín, tách hạt, khi có người ăn thì chủ hàng sẽ lấy bắp đem xào trong dầu nóng, bỏ thêm tôm chấy và hành hoa khi gần chín, rải tương ớt lên trên là hoàn thành xong món bắp xào hấp dẫn. Món ăn vặt này có giá 5.000 – 8.000 đồng/hộp và được bày bán nhiều ở các cổng trường học và khu vỉa hè ở Bình Thạnh.
Gỏi cuốn
Được coi là món ăn vặt ngon, bổ, rẻ nhưng gỏi cuốn chỉ có giá 4.000 – 6.000 đồng/cái, thậm chí có nơi bán giá 2.000 đồng/cái.
Gỏi cuốn bao gồm nhiều nguyên liệu đơn giản như bún, rau xà lách, tôm, thịt luộc, lá hẹ…ăn rất mát và lại đầy đủ chất dinh dưỡng lên không lạ gì khi món ăn này được nhiều chị em yêu thích.
Ăn kèm gỏi cuốn là tương đen hoặc nước mắm màu nâu vàng tùy vị từng người. Nhưng đa số thích ăn tương đen vì vị chua ngọt đầy đủ, còn nước mắm thì mặn khó ăn hơn.
Gỏi cuốn được bán ngon, rẻ chủ yếu ở Bình Thạnh, Thủ Đức… với giá 2.000 – 4.000 đồng/cái.
Chuối chiên
Góp mặt trong danh sách các món ăn vặt ngon, rẻ ở đường phố Sài Gòn, chuối chiên khiến nhiều người ăn thích thú nhưng không thể thưởng thức nhiều vì nhanh ngán.
Cụ thể, chuối được cắt lát to, dày rồi lăn qua bột và đem chiên ngập trong chảo dầu to sôi cho chín vàng đều các mặt. Món chuối chiên được bán nhiều quanh các trường học và trụ sở các doanh nghiệp, mỗi bánh chuối chiên như vậy có giá từ 5.000 – 6.000 đồng tùy nơi và tùy miếng chuối to hay nhỏ.
Tàu hũ nước đường
Ở Sài Gòn, người dân thường gọi món tào phớ là tàu hũ. Không ai biết tên gọi tàu hũ xuất hiện từ khi nào, nhưng so với tào phớ miền Bắc và đậu hũ miền Trung thì tàu hũ miền Nam có phần đặc hơn
Đặt mua vé:jetstar
Cụ thể chén tàu hũ rất mịn, thêm nước cốt dừa và thường được ăn nóng với nước đường, vài lát gừng vàng tươi và một số nơi khác còn bỏ thêm những viên bột lọc nhỏ ăn kèm.
Chén tàu hũ nhỏ có giá từ 5.000 – 6.000 đồng và được bán ở hầu hết các con phố lớn, nhỏ Sài Gòn, nhưng ngon nhất là khu Bùi Viện (Quận 1).
Bánh cay
Là thứ bánh thơm thảo của đất trời Sài Gòn, bánh cay được nhiều người ưa thích vì dân dã và ăn dễ no bụng.
Bánh cay được làm từ lõi sắn tươi trắng nõn lấy từ củ sắn đã ngâm nửa ngày để nhả bớt chất say, sau đó được người bán khía thành từng khúc từ 7-10cm và lấy bàn nạo dừa nạo nhiều lỗ nhỏ và chà sắn trên mặt nạo từng đường cho đến khi thấy sợi tim cứng ở giữa khúc sắn thì bỏ đi.
Tiếp đến, người bán lấy ớt tươi thái từng lát mỏng cùng với ít rau thì là, hành lá và nêm nếm chút muối trộn đều lên với sắn đã nạo.
Chưa hết, người làm còn tạo bột mì pha loãng vừa đủ để tạo độ dính kết từng sợi sắn với nhau rồi nặn bánh thành miếng hình trụ dài cỡ 5cm và thả nhanh vào chảo dầu ngập mỡ cho chín vàng ruộm và lấy muôi lưới vớt ra để lên đĩa thấm dầu cho bớt mỡ.
Bánh cay thường được bán tùy theo người mua, trung bình 5.000 đồng được khoảng 20-23 miếng bánh cay. Người ta thường ăn bánh cay chấm với tương ớt hoặc nước mắm pha đu đủ xanh và kiểu nào cũng ngon.
Bánh cay được bán ở quanh cổng trường đại học rất dễ tìm.
Không có nhận xét nào